Ý kiến thăm dò
Phần tin tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Lộc ( 15/9/1954-15/9/2024)
Phần tin tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Lộc ( 15/9/1954-15/9/2024)
Đ/c Lê Phú Thành BT. ĐU- CT. HĐND xã báo cáo tóm tắt lịch sử của Đảng bộ xã Xuân Lộc trãi qua 70 năm hình thành và phát triển
Các đại biểu tham dự tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Lộc ( 15/9/1954- 15/9/2024)
Kính thưa quí vị và các bạn!
Trước Cách mạng tháng Tám, các làng của xã Xuân Lộc thuộc tổng Thượng Cốc, phủ Thọ Xuân. Theo sách Đồng Khánh địa chí dư tập 2, tổng Thượng Cốc có 27 xã, thôn, trong đó có thôn Trai (Thành Tín) và thôn Cốc Thuận thuộc xã Thượng Cốc, thôn Phù Lưu (Yên Trinh) và thôn Thủy Tú thuộc xã Oanh Cốc.
Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ có chủ trương bỏ đơn vị cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính xã, tổng Thượng Cốc được giải thể, trên địa bàn ngày nay thành lập xã Trung Thành gồm các làng của Xuân Lộc, Xuân Thịnh ngày nay.
Đến năm 1948, thực hiện chỉ đạo của huyện Thọ Xuân về việc ghép các xã nhỏ thành xã lớn, xã Trung Thành sáp nhập với xã Quả Nhuệ (xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân) thành xã lớn có tên là Thọ Lộc.
Năm 1954, xã Thọ Lộc được chia thành 3 xã gồm: Xuân Lộc, Xuân Thịnh, Thọ Lộc. Tên xã Xuân Lộc chính thức có từ đây, xã có 4 làng: Thành Tín, Cốc Thuận, Yên Trinh, Thủy Tú.
Thực hiện Quyết định 177-QĐ/CP ngày 16/12/1964 của Chính phủ, cắt 20 xã phía bắc của huyện Nông Cống và 13 xã phía đông của huyện Thọ Xuân để thành lập huyện Triệu Sơn. Ngày 25/2/1965, Lễ tuyên bố thành lập huyện Triệu Sơn được tổ chức, từ đây Xuân Lộc trực thuộc huyện Triệu Sơn. Ngày nay là địa danh lịch sử văn hóa trải dài hàng nghìn năm từ thời phong kiến, mấy trăm năm mảnh đất Xuân Lộc đã được các dòng họ khai hóa, xây dựng, sinh sống đó là: Họ lê Đình; họ Nguyễn, họ Đào và một số dòng họ ở các làng … lịch sử đấu tranh xây dựng làng xã của các dòng họ đều gắn liền với lịch sử truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Nhân dân Xuân Lộc với bao thế hệ, đổ bao mồ hôi, công sức để không ngừng khai phá, chinh phục, cải tạo đất đai, cồn bải, đầm hồ, sông ngòi, biến dãi đất men hai bờ sông Hoàng và vùng Cồn hồ thành những xóm làng đông vui, đồng ruộng phì nhiêu và nền văn hóa lúa nước lâu đời, các làng đều có đền thờ, miếu mạo, đình chùa do chính nhân dân địa phương xây dựng lên để thờ thần linh, thổ địa, thành Hoàng, tế rước quanh năm, để cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên, trăm họ yên ổn làm ăn. Đất lành chim đậu, nhân dân các nơi nô nức tụ hội cho đến ngày nay.
Như vậy, từ thời kỳ phong kiến cho đến cách mạng tháng 8 thành công, trải qua 2 cuộc kháng chiến kiến quốc trường kỳ của dân tộc Việt Nam, trải qua công cuộc cải cách, đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, từ địa danh là xã Thọ Lộc của huyện Thọ Xuân nay là xã Xuân Lộc của huyện Triệu Sơn, đất đai và con người Xuân Lộc qua bao thế hệ thực sự là mảnh đất huyền thoại trong huyện Triệu Sơn khi quê hương Xuân Lộc - Triệu sơn đang không ngừng đổi mới và phát triển.
Chi bộ Đảng đầu tiên và phong trào cách mạng của nhân dân xã Xuân Lộc từ năm 1954 - 1975.
Năm 1954, huyện Thọ Xuân có sự thay đổi về cơ cấu đơn vị xã, theo hướng chia 22 xã thành 54 xã. Xã Thọ Lộc (cũ) được chia thành ba xã: Xuân Lộc, Xuân Thịnh và xã Thọ Lộc (Thọ Xuân). Xã Xuân Lộc gồm có 4 làng là: Cốc Thuận, Thành Tín, Yên Chinh, Thủy Tú, do ông Đỗ Thế Kiệu làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính xã. Từ đây tên xã Xuân Lộc chính thức ra đời và tồn tại đến ngày nay.
Ngày 15/9/1954, Chi bộ Xuân Lộc chính thức được thành lập gồm 71 đảng viên, được tôi luyện từ những ngày đầu của cách mạng tháng 8 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đồng chí Đỗ Thế Kiệu làm Bí thư.
Ngay sau khi xã được thành lập, chi bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhanh chóng kiện toàn tổ chức, bắt tay vào lãnh đạo, tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở địa phương, chi bộ Đảng đầu tiên của Xuân Lộc đã đoàn kết thống nhất, tập trung trí tuệ, ra sức lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương thực hiện nhiệm vụ cung cấp sức người, lương thực, thực phẩm cho cuộc kháng chiến trường kỳ của cả dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ra sức thi đua diệt giặc đói, giặc dốt, phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, nạn đói, nạn dốt lần lượt được đẩy lùi, hậu phương vững chắc, tuyền tuyến thắng lớn, chín năm kháng chiến trường kỳ được kết thúc bằng thắng lợi lịch sử Điện Biên phủ chấn động địa cầu, những kết quả mà chi bộ Đảng và nhân dân Xuân Lộc đóng góp cho cuộc kháng chiến, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của quê hương đó là: 160 thanh niên tòng quân đánh giặc, 215 người tham gia du kích, tự vệ, 120 lượt người tham gia dân công tải đạn, vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến và chiến dịch Điện Biên phủ, trong đó: 12 liệt sỉ đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, hàng trăm gia đình đã hăng hái tham gia đóng góp cho kháng chiến trong các phong trào mua công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia, ủng hộ tiền, vàng, đá quý cho ngân khố quốc gia kháng chiến kiến quốc.
Ghi nhận những thành tích đã đạt được, Nhà nước, Chính phủ đã tặng cán bộ, nhân dân Xuân Lộc nhiều phần thưởng cao quý:
Về tập thể:
- 1 Huân chương lao động Hạng 3 (năm 1984)
- 1 Cờ thi đua của Liên khu IV tặng về thành tích phục vụ chiến đấu.
- 2 Bằng khen của UBKCHC tỉnh Thanh Hóa tặng về thành tích nộp thuế.
Về cá nhân:
- Cán bộ lão thành cách mạng: 5 đồng chí.
- Gia đình có công với cách mạng: 8 gia đình.
- 54 cá nhân được tặng huân, huy chương, Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
- Nhiều cá nhân, gia đình được Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen.
Những thành tích trên là minh chứng sống động cho tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân Xuân Lộc. Cùng với cả nước làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là những năm tháng đầy gian lao nhưng rất đỗi hào hùng. Phong trào cách mạng trên quê hương Xuân Lộc trưởng thành về mọi mặt. Chi bộ và nhân dân Xuân Lộc có quyền tự hào về những đóng góp của mình trong sự nghiệp cách mạng chung. Đó là hành trang quý báu để cán bộ và nhân dân Xuân Lộc bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.
10 năm tiến hành cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chi bộ Xuân Lộc đã không ngừng lớn mạnh, có đầy đủ bản lĩnh, khả năng để lãnh đạo quần chúng nhân dân, đã tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế, xã hội, cuộc cải cách ruộng đất đã thực hiện mơ ước ngàn đời của người nông dân đó là: người cày có ruộng, tiếp đó là đưa nông dân Xuân Lộc đi vào con đường làm ăn tập thể, đẩy mạnh công tác khai hoang, phục hóa, giao thông thủy lợi, cải tiến kỷ thuật, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội chủ nghĩa ban đầu như: Trường học, nhà kho, trạm y tế xã…
Từ tháng 02 năm 1965 huyện Triệu Sơn được thành lập theo quyết định số 177-QĐ/CP ngày 16/12/1964 của Hội Đồng Chính phủ, theo quyết định này huyện Triệu Sơn có 33 xã gồm: 20 xã tách ra từ huyện Nông cống và 13 xã tách ra từ huyện Thọ Xuân trong đó có xã Xuân Lộc; Đảng bộ Xuân Lộc lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân toàn xã bước vào một giai đoạn lịch sử mới đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng rất tự hào và vẻ vang, tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Chặng đường hơn 20 năm (1955 - 1975) là thời gian không dài so với lịch sử phát triển của quê hương, nhưng đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng. Trong quãng thời gian ấy, cùng với nhân dân miền Bắc, Xuân Lộc tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện người cày có ruộng, từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, tiến hành xây dựng “3 ngọn cờ hồng”, thực hiện chủ trương của Đảng đưa nông dân miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp. Vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của chiến trường miền Nam, cán bộ và nhân dân Xuân Lộc vừa chắc tay súng, vừa vững tay cày, cùng với quân và dân trong tỉnh đánh bại hai lần leo thang đánh phá của không lực Hoa Kỳ. Trong bom rơi, đạn nổ, phẩm chất anh dũng, kiên trung của cán bộ và nhân dân trong xã càng ngời sáng. Lúa vẫn cấy chăng dây thẳng hàng, bèo hoa dâu vẫn phủ xanh đồng ruộng, những cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ ở Xuân Lộc vẫn trĩu bông cho mùa vàng bội thu, để “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, vì miền Nam ruột thịt”.
Hàng năm, Xuân Lộc luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế được giao. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xuân Lộc đã đóng góp cho Nhà nước 2.055 tấn thóc, 195 tấn thực phẩm. Cả xã có 479 người nhập ngũ chiến đấu tại các chiến trường; hơn 100 thanh niên xung phong, công nhân quốc phòng. Ngoài ra xã còn huy động 30 dân công hỏa tuyến ở Quảng Trị, tham gia vận tải xe thồ… Trong kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ tổ quốc,toàn xã có 64 liệt sỹ, 46 thương binh và bệnh binh đã hiến dâng tuổi xuân, một phần thân thể và sức khoẻ cho nền độc lập của dân tộc. Trong xã có 5 gia đình có 2 con hy sinh gồm: gia đình ông Lê Trọng Huynh, gia đình ông Nguyễn Văn Vơn, gia đình ông Lê Hữu Ước (Thành Tín), gia đình ông Nguyễn Văn Khoan (Yên Trinh), gia đình bà Đào Thị Nét Phớt (Thủy Tú). Xã có 5 mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.
Ở hậu phương Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhân dân Xuân Lộc vẫn sẵn sàng đón các cơ quan, đơn vị bộ đội ,Sư đoàn 308;304,Trường Hoàng Văn Thụ ,Trường Đào Duy Từ ; Nhân dân trong xã đã ủng hộ lương thực, thực phẩm, nhường cơm xẻ áo, chăn màn, giường chiếu cho các cháu học sinh K8 (quê Quảng Bình, Vĩnh Linh). Nhiều người sau này trở thành cán bộ vẫn về thăm Xuân Lộc như quê hương thứ hai của mình.
Thời kỳ này, cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa sơ tán về xã. Cán bộ và nhân dân trong xã không quản ngại khó khăn, dành mọi thuận lợi cho cơ quan đầu não của tỉnh hoạt động. Xã đã huy động trên 500 ngày công đào đắp xây dựng hội trường nửa chìm, nửa nổi của Tỉnh ủy tại làng Yên Trinh với sức chứa 300 chỗ ngồi. Huy động hàng nghìn ngày công vận chuyển lương thực về kho sơ tán tại làng Cốc Thuận với trên 1.200 tấn…
Công tác phòng chống máy bay đánh phá được đặc biệt coi trọng. Toàn xã đã đào được trên hàng nghìn mét hào giao thông, hàng trăm hầm trú ẩn cá nhân. Theo hướng dẫn của Huyện đội Triệu Sơn, lực lượng dân quân của xã được biên chế gồm 1 Đại đội trực chiến có 74 người, tổ cứu thương 17 người, tổ cứu hỏa 25 người, tổ thông tin, trinh sát 10 người, tổ chôn cất 13 người, tổ hậu cần 14 người, tổ đào phá bom 15 người.
Trong những lần bom Mỹ ném xuống các xã trên địa bàn huyện, các lực lượng dân quân đã có mặt kịp thời sẵn sàng nhận nhiệm vụ của huyện. Đảng ủy, chính quyền đã vận động nhân dân quyên góp tranh, tre, công sức để ủng hộ nhân dân các gia đình trong huyện bị bom Mỹ đánh phá.
Bị quân và dân hai miền Nam Bắc giáng cho những đòn sấm sét, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom ở Miền Bắc. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari được ký kết, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta. Trong niềm vui chung của cả dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc có quyền tự hào về những đóng góp không nhỏ của mình trong chiến thắng lịch sử đó.
Ghi nhận thành tích trên, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng cho cán bộ và nhân dân trong xã danh hiệu cao quý, nhiều huân chương, huy chương cá nhân các loại, bằng khen của Ủy ban hành chính tỉnh và nhiều hình thức ghi công khác.
Đó là hành trang quý báu sẽ song hành cùng cán bộ và nhân dân trong xã trong chặng đường cách mạng mới, cùng nhân dân tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã xã hội chủ nghĩa.
Đảng bộ Xuân Lộc với nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (giai đoạn 1975 - 2024).
Hòa bình lập lại, Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc đã phấn đấu vượt qua 10 năm đầy khó khăn và thách thức của thời kỳ khủng hoảng kinh tế, xã hội (1975-1985), Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân duy trì và ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân, củng cố cơ sở hạ tầng và công tác an sinh xã hội, tiếp đó gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1985-2024) do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ Xuân Lộc đã nắm vững, vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn địa phương, lãnh đạo và tổ chức cho nhân dân địa phương phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, từ chổ độc canh cây lúa nước ở đồng đất chiêm khô, mùa úng, Xuân Lộc đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào thâm canh để không ngừng tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa. Năm 1975 sản lượng lương thực toàn xã đạt hơn 550 tấn thì những năm gần đây sản lượng lương thực đã đạt 2100 tấn, tăng gấp 4 lần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe nhân dân và giáo dục, đào tạo ngày càng phát triển và nâng cao.
Tính từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ đã ban hành các nghị quyết quan trọng tập trung đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng nông thôn mới
Về nông nghiệp đã đầu tư kiên cố hóa: 10,5 km kênh mương nội đồng, 5,5 km đường bê tông nội đồng, tu bổ hàng chục km đường trục phục vụ cho sản xuất, hệ thống giao thông thuỷ lợi phục vụ sản xuất cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, giá trị đầu tư trên 20 tỉ đồng.
Về Giáo dục: Đã đầu tư trường TH&THCS xây dựng mới các phòng chức năng, các phòng bộ môn, khu hiệu bộ, nâng cấp tu sửa khuôn viên, mua sắm trang thiết bị … đảm bảo cho công tác giảng dạy, Trường mầm non thực hiện đầu tư xây mới nhà lớp học 2 tầng 6 phòng học hiện đại, 1 phòng hát nhạc, 3 phòng chức năng, phòng hiệu bộ; sân trường, trang thiết bị; các trường đều đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 từ trước năm 2020, cuối năm 2023 trường Mầm non Xuân Lộc đã được công nhận trường đạt chuẩn mức độ 2, chất lượng giáo dục, đào tạo không ngừng được tăng lên, tổng ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục hơn 15 tỉ đồng.
Về Y tế: Với sự quan tâm của nhà nước và địa phương, cơ sở vật chất của trạm y tế xã đã đáp ứng được công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân; đã đầu tư xây dựng và tu sửa, chỉnh trang khôn viên trạm y tế. Năm 2020 xã được công nhận xã đạt chuẩn y tế-Trạm y tế được công nhận trạm chuẩn quốc gia.
Về công tác xóa đói, giảm nghèo: Thực hiện chính sách xã hội, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể quần chúng nhân dân xã Xuân Lộc luôn quan tâm chăm lo đảm bảo đời sống ổn định cho các hộ chính sách, thương bệnh binh, các đối tượng bảo trợ xã hội, tổ chức xây dựng quỹ tình nghĩa, mua sổ tiết kiệm tặng mẹ liệt sĩ, thương binh, chỉnh trang, tu sửa Đài Tưởng niệm liệt sĩ, hàng năm tổ chức gặp mặt thân nhân, thăm hỏi, tri ân các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng.
Về xây dựng đời sống văn hóa: Xã đã tiến hành xây dựng nâng cấp sân vận động, khu nhà văn hóa xã theo đúng tiêu chí đạt chuẩn theo qui định; có 4/4 đơn vị thôn đã hoàn thành việc xây mới và tu sửa nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn; xã có 4 thôn trong đó đã được UBND Tỉnh, UBND Huyện công nhận 1 làng văn hóa cấp tỉnh và 3 làng văn hóa cấp huyện, xã được công nhận xã văn hóa cấp huyện đến nay xã duy trì và giữ vững xã văn hóa cấp huyện; 4/4 thôn được UBND huyện công nhận thôn văn hoá, thôn NTM, phấn đấu đến năm 2025 có 2/4 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu.
Về quốc phòng-an ninh: Những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, chính quyền, nhiệm vụ quân sự-quốc phòng và an ninh trật tự đều được tổ chức thực hiện đảm bảo; an ninh chính trị, TTATXH luôn được giữ vững; hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu trên giao; đội ngũ cán bộ, lực lượng chiến sĩ dân quân, công an thường xuyên được quan tâm chăm lo và củng cố kiện toàn, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Về công tác xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao: với quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị và nhân dân Xuân Lộc năm 2021 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM; tổng kết quá trình xây dựng xã NTM với sự cố gắng của cán bộ và nhân dân xã đã tranh thủ, huy động các nguồn lực để xây dựng NTM với Tổng kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới hơn 200 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân đã hiến 10.000 m2 đất; đóng góp hàng nghìn ngày công; tặng, ủng hộ hàng trăm triệu đồng để xây nhà văn hóa, khu thể thao thôn và mở rộng đường giao thông nông thôn; từ đó đến nay xã tiếp tục duy trì và giữ vững xã đạt chuẩn NTM, năm 2023 xã được huyện giao nhiệm vụ về đích xã NTM nâng cao; Đảng bộ đã tập trung trí tuệ, xây dựng nghị quyết và ban hành nhiều chủ trương lớn, khai thác hiệu quả nguồn lực trong nhân dân, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước để tập trung hoàn thiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, trong đó tập trung xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân như: trường, trạm; đường giao thông liên thôn, nội thôn, ngõ xóm ... Đến thời điểm hiện tại xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao, được UBND tỉnh Thanh hoá cộng nhận xã NTM nâng cao theo Quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2024.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền: Từ 1 chi bộ đầu tiên, sau 70 năm xây dựng trưởng thành Đảng bộ Xuân Lộc đã có số lượng đảng viên lớn mạnh từ 71 đảng viên đến nay tổng số đảng viên Đảng bộ là 219 đồng chí, được chia thành 9 chi bộ trực thuộc, 4 chi bộ nông thôn, 2 chi bộ trường, chi bộ trạm Y tế; chi bộ Công an, chi bộ Quân sự xã. Đảng bộ đã sản sinh ra lớp lớp thế hệ cán bộ đứng mũi chịu sào, gánh vác trọng trách, lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Đảng bộ vinh dự có 01 Đ/c được tặng huy hiệu 70 năm tuổi đảng và hàng trăm lượt đảng viên được nhận huy hiệu 65,60,55,50,45,40 và 30 năm tuổi đảng nhiều đồng chí đã về với tổ tiên, nhiều đồng chí tóc đã bạc trắng nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết cách mạng và tâm huyết với Đảng với nhân dân địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền HĐND, UBND, MTTQ và các ngành đoàn thể đều không ngừng lớn mạnh, với 1 tập thể cán bộ lãnh đạo có đầy đủ bản lĩnh, trình độ và năng lực, đoàn kết thống nhất xung quanh Ban chấp hành Đảng bộ khóa XXVI (nhiệm kỳ 2020-2025), Đảng bộ Xuân Lộc đang ra sức phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách thức, đoàn kết lãnh đạo phong trào hành động cách mạng, chăm lo quan tâm và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, chính quyền cấp trên giao, tiếp tục phấn đấu xây dựng xã đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẩu vào năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ đề ra.
Với truyền thống 70 năm phấn đấu trưỡng thành Đảng bộ nhiều năm liên tục được BCH Đảng bộ huyện Triệu Sơn công nhận Đảng bộ TSVM, được UBND huyện, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ VHTT, Bộ Công an tặng nhiều giấy khen, bằng khen cho Đảng bộ và nhân dân, được chính phủ tặng Huân chương lao động hạng hạng 3 ghi nhận dấu mốc mới của Đảng bộ và nhân dân trong thời kỳ đổi mới, làm tiền đề để Đảng bộ, nhân dân Xuân Lộc phấn đấu đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong thời kỳ phát triển CNH, HĐH đất nước do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Bài học trong 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc được đúc kết từ thực tiễn cơ bản đó là:
- Quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đề ra chủ trương, phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ phù hợp với thực tiễn tình hình địa phương, xác định được mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và tập trung sức giải quyết những vấn đề cấp bách nhất trong từng giai đoạn.
- Tập trung xây dựng chi bộ Đảng bộ TSVM toàn diện, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của chi bộ, Đảng bộ và tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, thường xuyên kiểm tra việc triển khai, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của cấp trên và của Đảng bộ, kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái.
- Lãnh đạo, củng cố hệ thống chính trị, các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ, quy ước văn hóa kết hợp tốt giữa quản lý nhà nước và tự quản cộng đồng.
- Không ngừng chăm lo, quan tâm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng bộ đến toàn thể nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài kế thừa đủ bản lĩnh, trí tuệ để đảm nhận trọng trách lớn của địa phương.
Phấn khởi, tự hào với truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành cán bộ và nhân dân xã Xuân Lộc tiếp tục nổ lực phấn đấu cao hơn, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội Đảng các cấp và nghị quyết đại hội lần thứ 26 Đảng bộ xã Xuân Lộc đã đề ra.
Những trang sử hào hùng mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp tiếp tục được các thế hệ con, cháu hôm nay trân trọng, giữ gìn và phát huy, tất cả chúng ta đều nhận thức sâu sắc giá trị lịch sử truyền thống tốt đẹp của quê hương, của Đảng bộ là hành trang quý báu để cán bộ, đảng viên và nhân dân Xuân Lộc vững bước đi tới tương lai xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Đình Xuân: CC. VHXH
Tin cùng chuyên mục
-
TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH SỞI- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (Bệnh sởi thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm).
04/09/2024 10:00:00 -
Bài tuyên truyền Sốt xuất huyết Dengue và cách phòng tránh
04/09/2024 09:00:00 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9/2024
30/08/2024 10:00:00 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
07/08/2024 09:00:00
Phần tin tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Lộc ( 15/9/1954-15/9/2024)
Phần tin tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Lộc ( 15/9/1954-15/9/2024)
Đ/c Lê Phú Thành BT. ĐU- CT. HĐND xã báo cáo tóm tắt lịch sử của Đảng bộ xã Xuân Lộc trãi qua 70 năm hình thành và phát triển
Các đại biểu tham dự tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Lộc ( 15/9/1954- 15/9/2024)
Kính thưa quí vị và các bạn!
Trước Cách mạng tháng Tám, các làng của xã Xuân Lộc thuộc tổng Thượng Cốc, phủ Thọ Xuân. Theo sách Đồng Khánh địa chí dư tập 2, tổng Thượng Cốc có 27 xã, thôn, trong đó có thôn Trai (Thành Tín) và thôn Cốc Thuận thuộc xã Thượng Cốc, thôn Phù Lưu (Yên Trinh) và thôn Thủy Tú thuộc xã Oanh Cốc.
Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ có chủ trương bỏ đơn vị cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính xã, tổng Thượng Cốc được giải thể, trên địa bàn ngày nay thành lập xã Trung Thành gồm các làng của Xuân Lộc, Xuân Thịnh ngày nay.
Đến năm 1948, thực hiện chỉ đạo của huyện Thọ Xuân về việc ghép các xã nhỏ thành xã lớn, xã Trung Thành sáp nhập với xã Quả Nhuệ (xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân) thành xã lớn có tên là Thọ Lộc.
Năm 1954, xã Thọ Lộc được chia thành 3 xã gồm: Xuân Lộc, Xuân Thịnh, Thọ Lộc. Tên xã Xuân Lộc chính thức có từ đây, xã có 4 làng: Thành Tín, Cốc Thuận, Yên Trinh, Thủy Tú.
Thực hiện Quyết định 177-QĐ/CP ngày 16/12/1964 của Chính phủ, cắt 20 xã phía bắc của huyện Nông Cống và 13 xã phía đông của huyện Thọ Xuân để thành lập huyện Triệu Sơn. Ngày 25/2/1965, Lễ tuyên bố thành lập huyện Triệu Sơn được tổ chức, từ đây Xuân Lộc trực thuộc huyện Triệu Sơn. Ngày nay là địa danh lịch sử văn hóa trải dài hàng nghìn năm từ thời phong kiến, mấy trăm năm mảnh đất Xuân Lộc đã được các dòng họ khai hóa, xây dựng, sinh sống đó là: Họ lê Đình; họ Nguyễn, họ Đào và một số dòng họ ở các làng … lịch sử đấu tranh xây dựng làng xã của các dòng họ đều gắn liền với lịch sử truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Nhân dân Xuân Lộc với bao thế hệ, đổ bao mồ hôi, công sức để không ngừng khai phá, chinh phục, cải tạo đất đai, cồn bải, đầm hồ, sông ngòi, biến dãi đất men hai bờ sông Hoàng và vùng Cồn hồ thành những xóm làng đông vui, đồng ruộng phì nhiêu và nền văn hóa lúa nước lâu đời, các làng đều có đền thờ, miếu mạo, đình chùa do chính nhân dân địa phương xây dựng lên để thờ thần linh, thổ địa, thành Hoàng, tế rước quanh năm, để cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên, trăm họ yên ổn làm ăn. Đất lành chim đậu, nhân dân các nơi nô nức tụ hội cho đến ngày nay.
Như vậy, từ thời kỳ phong kiến cho đến cách mạng tháng 8 thành công, trải qua 2 cuộc kháng chiến kiến quốc trường kỳ của dân tộc Việt Nam, trải qua công cuộc cải cách, đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, từ địa danh là xã Thọ Lộc của huyện Thọ Xuân nay là xã Xuân Lộc của huyện Triệu Sơn, đất đai và con người Xuân Lộc qua bao thế hệ thực sự là mảnh đất huyền thoại trong huyện Triệu Sơn khi quê hương Xuân Lộc - Triệu sơn đang không ngừng đổi mới và phát triển.
Chi bộ Đảng đầu tiên và phong trào cách mạng của nhân dân xã Xuân Lộc từ năm 1954 - 1975.
Năm 1954, huyện Thọ Xuân có sự thay đổi về cơ cấu đơn vị xã, theo hướng chia 22 xã thành 54 xã. Xã Thọ Lộc (cũ) được chia thành ba xã: Xuân Lộc, Xuân Thịnh và xã Thọ Lộc (Thọ Xuân). Xã Xuân Lộc gồm có 4 làng là: Cốc Thuận, Thành Tín, Yên Chinh, Thủy Tú, do ông Đỗ Thế Kiệu làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính xã. Từ đây tên xã Xuân Lộc chính thức ra đời và tồn tại đến ngày nay.
Ngày 15/9/1954, Chi bộ Xuân Lộc chính thức được thành lập gồm 71 đảng viên, được tôi luyện từ những ngày đầu của cách mạng tháng 8 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đồng chí Đỗ Thế Kiệu làm Bí thư.
Ngay sau khi xã được thành lập, chi bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhanh chóng kiện toàn tổ chức, bắt tay vào lãnh đạo, tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở địa phương, chi bộ Đảng đầu tiên của Xuân Lộc đã đoàn kết thống nhất, tập trung trí tuệ, ra sức lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương thực hiện nhiệm vụ cung cấp sức người, lương thực, thực phẩm cho cuộc kháng chiến trường kỳ của cả dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ra sức thi đua diệt giặc đói, giặc dốt, phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, nạn đói, nạn dốt lần lượt được đẩy lùi, hậu phương vững chắc, tuyền tuyến thắng lớn, chín năm kháng chiến trường kỳ được kết thúc bằng thắng lợi lịch sử Điện Biên phủ chấn động địa cầu, những kết quả mà chi bộ Đảng và nhân dân Xuân Lộc đóng góp cho cuộc kháng chiến, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của quê hương đó là: 160 thanh niên tòng quân đánh giặc, 215 người tham gia du kích, tự vệ, 120 lượt người tham gia dân công tải đạn, vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến và chiến dịch Điện Biên phủ, trong đó: 12 liệt sỉ đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, hàng trăm gia đình đã hăng hái tham gia đóng góp cho kháng chiến trong các phong trào mua công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia, ủng hộ tiền, vàng, đá quý cho ngân khố quốc gia kháng chiến kiến quốc.
Ghi nhận những thành tích đã đạt được, Nhà nước, Chính phủ đã tặng cán bộ, nhân dân Xuân Lộc nhiều phần thưởng cao quý:
Về tập thể:
- 1 Huân chương lao động Hạng 3 (năm 1984)
- 1 Cờ thi đua của Liên khu IV tặng về thành tích phục vụ chiến đấu.
- 2 Bằng khen của UBKCHC tỉnh Thanh Hóa tặng về thành tích nộp thuế.
Về cá nhân:
- Cán bộ lão thành cách mạng: 5 đồng chí.
- Gia đình có công với cách mạng: 8 gia đình.
- 54 cá nhân được tặng huân, huy chương, Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
- Nhiều cá nhân, gia đình được Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen.
Những thành tích trên là minh chứng sống động cho tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân Xuân Lộc. Cùng với cả nước làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là những năm tháng đầy gian lao nhưng rất đỗi hào hùng. Phong trào cách mạng trên quê hương Xuân Lộc trưởng thành về mọi mặt. Chi bộ và nhân dân Xuân Lộc có quyền tự hào về những đóng góp của mình trong sự nghiệp cách mạng chung. Đó là hành trang quý báu để cán bộ và nhân dân Xuân Lộc bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.
10 năm tiến hành cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chi bộ Xuân Lộc đã không ngừng lớn mạnh, có đầy đủ bản lĩnh, khả năng để lãnh đạo quần chúng nhân dân, đã tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế, xã hội, cuộc cải cách ruộng đất đã thực hiện mơ ước ngàn đời của người nông dân đó là: người cày có ruộng, tiếp đó là đưa nông dân Xuân Lộc đi vào con đường làm ăn tập thể, đẩy mạnh công tác khai hoang, phục hóa, giao thông thủy lợi, cải tiến kỷ thuật, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội chủ nghĩa ban đầu như: Trường học, nhà kho, trạm y tế xã…
Từ tháng 02 năm 1965 huyện Triệu Sơn được thành lập theo quyết định số 177-QĐ/CP ngày 16/12/1964 của Hội Đồng Chính phủ, theo quyết định này huyện Triệu Sơn có 33 xã gồm: 20 xã tách ra từ huyện Nông cống và 13 xã tách ra từ huyện Thọ Xuân trong đó có xã Xuân Lộc; Đảng bộ Xuân Lộc lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân toàn xã bước vào một giai đoạn lịch sử mới đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng rất tự hào và vẻ vang, tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Chặng đường hơn 20 năm (1955 - 1975) là thời gian không dài so với lịch sử phát triển của quê hương, nhưng đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng. Trong quãng thời gian ấy, cùng với nhân dân miền Bắc, Xuân Lộc tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện người cày có ruộng, từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, tiến hành xây dựng “3 ngọn cờ hồng”, thực hiện chủ trương của Đảng đưa nông dân miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp. Vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của chiến trường miền Nam, cán bộ và nhân dân Xuân Lộc vừa chắc tay súng, vừa vững tay cày, cùng với quân và dân trong tỉnh đánh bại hai lần leo thang đánh phá của không lực Hoa Kỳ. Trong bom rơi, đạn nổ, phẩm chất anh dũng, kiên trung của cán bộ và nhân dân trong xã càng ngời sáng. Lúa vẫn cấy chăng dây thẳng hàng, bèo hoa dâu vẫn phủ xanh đồng ruộng, những cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ ở Xuân Lộc vẫn trĩu bông cho mùa vàng bội thu, để “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, vì miền Nam ruột thịt”.
Hàng năm, Xuân Lộc luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế được giao. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xuân Lộc đã đóng góp cho Nhà nước 2.055 tấn thóc, 195 tấn thực phẩm. Cả xã có 479 người nhập ngũ chiến đấu tại các chiến trường; hơn 100 thanh niên xung phong, công nhân quốc phòng. Ngoài ra xã còn huy động 30 dân công hỏa tuyến ở Quảng Trị, tham gia vận tải xe thồ… Trong kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ tổ quốc,toàn xã có 64 liệt sỹ, 46 thương binh và bệnh binh đã hiến dâng tuổi xuân, một phần thân thể và sức khoẻ cho nền độc lập của dân tộc. Trong xã có 5 gia đình có 2 con hy sinh gồm: gia đình ông Lê Trọng Huynh, gia đình ông Nguyễn Văn Vơn, gia đình ông Lê Hữu Ước (Thành Tín), gia đình ông Nguyễn Văn Khoan (Yên Trinh), gia đình bà Đào Thị Nét Phớt (Thủy Tú). Xã có 5 mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.
Ở hậu phương Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhân dân Xuân Lộc vẫn sẵn sàng đón các cơ quan, đơn vị bộ đội ,Sư đoàn 308;304,Trường Hoàng Văn Thụ ,Trường Đào Duy Từ ; Nhân dân trong xã đã ủng hộ lương thực, thực phẩm, nhường cơm xẻ áo, chăn màn, giường chiếu cho các cháu học sinh K8 (quê Quảng Bình, Vĩnh Linh). Nhiều người sau này trở thành cán bộ vẫn về thăm Xuân Lộc như quê hương thứ hai của mình.
Thời kỳ này, cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa sơ tán về xã. Cán bộ và nhân dân trong xã không quản ngại khó khăn, dành mọi thuận lợi cho cơ quan đầu não của tỉnh hoạt động. Xã đã huy động trên 500 ngày công đào đắp xây dựng hội trường nửa chìm, nửa nổi của Tỉnh ủy tại làng Yên Trinh với sức chứa 300 chỗ ngồi. Huy động hàng nghìn ngày công vận chuyển lương thực về kho sơ tán tại làng Cốc Thuận với trên 1.200 tấn…
Công tác phòng chống máy bay đánh phá được đặc biệt coi trọng. Toàn xã đã đào được trên hàng nghìn mét hào giao thông, hàng trăm hầm trú ẩn cá nhân. Theo hướng dẫn của Huyện đội Triệu Sơn, lực lượng dân quân của xã được biên chế gồm 1 Đại đội trực chiến có 74 người, tổ cứu thương 17 người, tổ cứu hỏa 25 người, tổ thông tin, trinh sát 10 người, tổ chôn cất 13 người, tổ hậu cần 14 người, tổ đào phá bom 15 người.
Trong những lần bom Mỹ ném xuống các xã trên địa bàn huyện, các lực lượng dân quân đã có mặt kịp thời sẵn sàng nhận nhiệm vụ của huyện. Đảng ủy, chính quyền đã vận động nhân dân quyên góp tranh, tre, công sức để ủng hộ nhân dân các gia đình trong huyện bị bom Mỹ đánh phá.
Bị quân và dân hai miền Nam Bắc giáng cho những đòn sấm sét, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom ở Miền Bắc. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari được ký kết, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta. Trong niềm vui chung của cả dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc có quyền tự hào về những đóng góp không nhỏ của mình trong chiến thắng lịch sử đó.
Ghi nhận thành tích trên, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng cho cán bộ và nhân dân trong xã danh hiệu cao quý, nhiều huân chương, huy chương cá nhân các loại, bằng khen của Ủy ban hành chính tỉnh và nhiều hình thức ghi công khác.
Đó là hành trang quý báu sẽ song hành cùng cán bộ và nhân dân trong xã trong chặng đường cách mạng mới, cùng nhân dân tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã xã hội chủ nghĩa.
Đảng bộ Xuân Lộc với nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (giai đoạn 1975 - 2024).
Hòa bình lập lại, Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc đã phấn đấu vượt qua 10 năm đầy khó khăn và thách thức của thời kỳ khủng hoảng kinh tế, xã hội (1975-1985), Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân duy trì và ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân, củng cố cơ sở hạ tầng và công tác an sinh xã hội, tiếp đó gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1985-2024) do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ Xuân Lộc đã nắm vững, vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn địa phương, lãnh đạo và tổ chức cho nhân dân địa phương phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, từ chổ độc canh cây lúa nước ở đồng đất chiêm khô, mùa úng, Xuân Lộc đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào thâm canh để không ngừng tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa. Năm 1975 sản lượng lương thực toàn xã đạt hơn 550 tấn thì những năm gần đây sản lượng lương thực đã đạt 2100 tấn, tăng gấp 4 lần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe nhân dân và giáo dục, đào tạo ngày càng phát triển và nâng cao.
Tính từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ đã ban hành các nghị quyết quan trọng tập trung đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng nông thôn mới
Về nông nghiệp đã đầu tư kiên cố hóa: 10,5 km kênh mương nội đồng, 5,5 km đường bê tông nội đồng, tu bổ hàng chục km đường trục phục vụ cho sản xuất, hệ thống giao thông thuỷ lợi phục vụ sản xuất cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, giá trị đầu tư trên 20 tỉ đồng.
Về Giáo dục: Đã đầu tư trường TH&THCS xây dựng mới các phòng chức năng, các phòng bộ môn, khu hiệu bộ, nâng cấp tu sửa khuôn viên, mua sắm trang thiết bị … đảm bảo cho công tác giảng dạy, Trường mầm non thực hiện đầu tư xây mới nhà lớp học 2 tầng 6 phòng học hiện đại, 1 phòng hát nhạc, 3 phòng chức năng, phòng hiệu bộ; sân trường, trang thiết bị; các trường đều đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 từ trước năm 2020, cuối năm 2023 trường Mầm non Xuân Lộc đã được công nhận trường đạt chuẩn mức độ 2, chất lượng giáo dục, đào tạo không ngừng được tăng lên, tổng ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục hơn 15 tỉ đồng.
Về Y tế: Với sự quan tâm của nhà nước và địa phương, cơ sở vật chất của trạm y tế xã đã đáp ứng được công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân; đã đầu tư xây dựng và tu sửa, chỉnh trang khôn viên trạm y tế. Năm 2020 xã được công nhận xã đạt chuẩn y tế-Trạm y tế được công nhận trạm chuẩn quốc gia.
Về công tác xóa đói, giảm nghèo: Thực hiện chính sách xã hội, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể quần chúng nhân dân xã Xuân Lộc luôn quan tâm chăm lo đảm bảo đời sống ổn định cho các hộ chính sách, thương bệnh binh, các đối tượng bảo trợ xã hội, tổ chức xây dựng quỹ tình nghĩa, mua sổ tiết kiệm tặng mẹ liệt sĩ, thương binh, chỉnh trang, tu sửa Đài Tưởng niệm liệt sĩ, hàng năm tổ chức gặp mặt thân nhân, thăm hỏi, tri ân các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng.
Về xây dựng đời sống văn hóa: Xã đã tiến hành xây dựng nâng cấp sân vận động, khu nhà văn hóa xã theo đúng tiêu chí đạt chuẩn theo qui định; có 4/4 đơn vị thôn đã hoàn thành việc xây mới và tu sửa nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn; xã có 4 thôn trong đó đã được UBND Tỉnh, UBND Huyện công nhận 1 làng văn hóa cấp tỉnh và 3 làng văn hóa cấp huyện, xã được công nhận xã văn hóa cấp huyện đến nay xã duy trì và giữ vững xã văn hóa cấp huyện; 4/4 thôn được UBND huyện công nhận thôn văn hoá, thôn NTM, phấn đấu đến năm 2025 có 2/4 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu.
Về quốc phòng-an ninh: Những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, chính quyền, nhiệm vụ quân sự-quốc phòng và an ninh trật tự đều được tổ chức thực hiện đảm bảo; an ninh chính trị, TTATXH luôn được giữ vững; hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu trên giao; đội ngũ cán bộ, lực lượng chiến sĩ dân quân, công an thường xuyên được quan tâm chăm lo và củng cố kiện toàn, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Về công tác xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao: với quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị và nhân dân Xuân Lộc năm 2021 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM; tổng kết quá trình xây dựng xã NTM với sự cố gắng của cán bộ và nhân dân xã đã tranh thủ, huy động các nguồn lực để xây dựng NTM với Tổng kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới hơn 200 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân đã hiến 10.000 m2 đất; đóng góp hàng nghìn ngày công; tặng, ủng hộ hàng trăm triệu đồng để xây nhà văn hóa, khu thể thao thôn và mở rộng đường giao thông nông thôn; từ đó đến nay xã tiếp tục duy trì và giữ vững xã đạt chuẩn NTM, năm 2023 xã được huyện giao nhiệm vụ về đích xã NTM nâng cao; Đảng bộ đã tập trung trí tuệ, xây dựng nghị quyết và ban hành nhiều chủ trương lớn, khai thác hiệu quả nguồn lực trong nhân dân, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước để tập trung hoàn thiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, trong đó tập trung xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân như: trường, trạm; đường giao thông liên thôn, nội thôn, ngõ xóm ... Đến thời điểm hiện tại xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao, được UBND tỉnh Thanh hoá cộng nhận xã NTM nâng cao theo Quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2024.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền: Từ 1 chi bộ đầu tiên, sau 70 năm xây dựng trưởng thành Đảng bộ Xuân Lộc đã có số lượng đảng viên lớn mạnh từ 71 đảng viên đến nay tổng số đảng viên Đảng bộ là 219 đồng chí, được chia thành 9 chi bộ trực thuộc, 4 chi bộ nông thôn, 2 chi bộ trường, chi bộ trạm Y tế; chi bộ Công an, chi bộ Quân sự xã. Đảng bộ đã sản sinh ra lớp lớp thế hệ cán bộ đứng mũi chịu sào, gánh vác trọng trách, lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Đảng bộ vinh dự có 01 Đ/c được tặng huy hiệu 70 năm tuổi đảng và hàng trăm lượt đảng viên được nhận huy hiệu 65,60,55,50,45,40 và 30 năm tuổi đảng nhiều đồng chí đã về với tổ tiên, nhiều đồng chí tóc đã bạc trắng nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết cách mạng và tâm huyết với Đảng với nhân dân địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền HĐND, UBND, MTTQ và các ngành đoàn thể đều không ngừng lớn mạnh, với 1 tập thể cán bộ lãnh đạo có đầy đủ bản lĩnh, trình độ và năng lực, đoàn kết thống nhất xung quanh Ban chấp hành Đảng bộ khóa XXVI (nhiệm kỳ 2020-2025), Đảng bộ Xuân Lộc đang ra sức phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách thức, đoàn kết lãnh đạo phong trào hành động cách mạng, chăm lo quan tâm và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, chính quyền cấp trên giao, tiếp tục phấn đấu xây dựng xã đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẩu vào năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ đề ra.
Với truyền thống 70 năm phấn đấu trưỡng thành Đảng bộ nhiều năm liên tục được BCH Đảng bộ huyện Triệu Sơn công nhận Đảng bộ TSVM, được UBND huyện, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ VHTT, Bộ Công an tặng nhiều giấy khen, bằng khen cho Đảng bộ và nhân dân, được chính phủ tặng Huân chương lao động hạng hạng 3 ghi nhận dấu mốc mới của Đảng bộ và nhân dân trong thời kỳ đổi mới, làm tiền đề để Đảng bộ, nhân dân Xuân Lộc phấn đấu đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong thời kỳ phát triển CNH, HĐH đất nước do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Bài học trong 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc được đúc kết từ thực tiễn cơ bản đó là:
- Quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đề ra chủ trương, phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ phù hợp với thực tiễn tình hình địa phương, xác định được mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và tập trung sức giải quyết những vấn đề cấp bách nhất trong từng giai đoạn.
- Tập trung xây dựng chi bộ Đảng bộ TSVM toàn diện, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của chi bộ, Đảng bộ và tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, thường xuyên kiểm tra việc triển khai, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của cấp trên và của Đảng bộ, kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái.
- Lãnh đạo, củng cố hệ thống chính trị, các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ, quy ước văn hóa kết hợp tốt giữa quản lý nhà nước và tự quản cộng đồng.
- Không ngừng chăm lo, quan tâm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng bộ đến toàn thể nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài kế thừa đủ bản lĩnh, trí tuệ để đảm nhận trọng trách lớn của địa phương.
Phấn khởi, tự hào với truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành cán bộ và nhân dân xã Xuân Lộc tiếp tục nổ lực phấn đấu cao hơn, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội Đảng các cấp và nghị quyết đại hội lần thứ 26 Đảng bộ xã Xuân Lộc đã đề ra.
Những trang sử hào hùng mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp tiếp tục được các thế hệ con, cháu hôm nay trân trọng, giữ gìn và phát huy, tất cả chúng ta đều nhận thức sâu sắc giá trị lịch sử truyền thống tốt đẹp của quê hương, của Đảng bộ là hành trang quý báu để cán bộ, đảng viên và nhân dân Xuân Lộc vững bước đi tới tương lai xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Đình Xuân: CC. VHXH