Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
183550

Mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn xã Xuân Lộc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Ngày 04/10/2022 16:00:00

Mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn xã Xuân Lộc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

 chuyển đổi số 2.jpg
chuyển đổi số 3.jpg
 
Chuyển đổi số hướng tới Chính quyền số, nền Kinh tế số, Xã hội số, để phục vụ và tương tác, thông tin với người dân, doanh nghiệp và là nền tảng cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về quán triệt công tác chuyển đổi số.  UBND Xã Xuân Lộc đã ban hành Kế hoạch Số 126/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình về chuyển đổi số trên địa bàn xã đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu cụ thể như sau:

              Chuyển đổi Về Chính quyền số xã Xuân Lộc:

- 100% cán bộ, công chức xã được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ.

- 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn  xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử;

- 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

- Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC của được  xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

       - Có tối thiểu một kênh giao tiếp với người dân thông qua tin nhắn SMS, các nhóm zalo, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin, tình hình kinh tế xã hội, chỉ đạo của chính quyền, phản ánh, kiến nghị của người dân.

- Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

Triển khai phòng họp trực tuyến thế hệ mới, hướng tới triển khai phòng họp không giấy tờ (khi có đủ điều kiện và cần thiết)  phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân xã.

           -Triển khai các nền tảng công nghệ, ứng dụng phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông; tuyên truyền cho

người dân gọi đến Tổng đài 1022 để được tư vấn, cung cấp thông tin hỗ trợ phòng, chống dịch và các thông tin khác.

- Số hóa: Số hóa tài liệu, quy trình nghiệp vụ phục vụ cho công tác chuyển đổi số tại xã. Triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của  xã như: quản lý tài sản, tài chính – kế toán,   nhân sự, báo cáo, tổng hợp...

-Nền tảng tương tác chính quyền và người dân: Ứng dụng nền tảng số hỗ trợ chính quyền giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công và trên các phương tiện truy cập (bao gồm cả thiết bị di động).

- Có 90% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

- 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất

        -Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ và người dân.

 Chuyển đổi về kinh tế số:

-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

-100% các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có lợi thế của xã, sản phẩm OCOP được quảng bá qua mạng internet (trang thông tin điện tử, mạng xã hội,…); hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối, đưa hàng hóa, dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử.

-Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

 - Đăng ký tối thiểu một sản phẩm nông sản hoặc các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để xây dựng thương hiệu và đưa lên sàn thương mại điện tử.

- 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, được tiếp 3 cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số; các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.

- 100% nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn  xã được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số Vpostcode.

Chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh: Hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và người dân có ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

 Chuyển đổi về xã hội số trên địa bàn

-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số; tối

thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng

công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

- Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

- Đảm bảo người dân được bảo vệ an toàn trên môi trường mạng đặc biệt chặn lọc các nội dung xấu, độc hại.

- Phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn xã.

- Hoàn thành chuyển đổi số theo bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

4. Hạ tầng và nền tảng số:

-Phát triển hạ tầng và nền tảng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 100% các hộ gia đình.

-Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND xã được kết nối vào đường truyền số liệu chuyên dùng; đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống; 100% CBCC có máy tính phục vụ công việc.

       - xã có 01 hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối thông suốt đến cấp tỉnh, cấp huyện và cấp thôn.

        -Đài truyền thanh xã  được đầu tư trang bị hệ thống đài truyền thanh thông minh.

 -Thiết lập các điểm phát wifi công cộng tại các địa điểm quan trọng trong xã tuỳ thuộc điều kiện (như tại nhà văn hoá, Chợ,Trường học…).

Hệ thống Camara an ninh: Lắp đặt camera an ninh trên các trục đường chính, những điểm quan trọng phục vụ giám sát an ninh, trật tự, giám sát giao

Cùng với từng mục tiêu cụ thể đến năm 2025, UBND xã Xuân Lộc đã xây dựng mục tiêu định hướng về chuyển đổi số đến năm 2030 đó là:

  Về chính quyền số:

  - Có 98% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

 Về kinh tế số:

- Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 80% trở lên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

 Về xã hội số:

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

Để thực  hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã Xuân Lộc với những mục tiêu đã  đề ra đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, cần phải có các giải pháp thực hiện. Ban chỉ đạo xã cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến nhân dân địa phương, doanh nghiệp về mục tiêu chuyển đổi số, ban hành các văn bản giải pháp và huy động các nguồn lực để thực hiện thành công những mục tiêu đề ra đến năm 2030./.

Đình Xuân: CC. VHXH

Mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn xã Xuân Lộc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Đăng lúc: 04/10/2022 16:00:00 (GMT+7)

Mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn xã Xuân Lộc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

 chuyển đổi số 2.jpg
chuyển đổi số 3.jpg
 
Chuyển đổi số hướng tới Chính quyền số, nền Kinh tế số, Xã hội số, để phục vụ và tương tác, thông tin với người dân, doanh nghiệp và là nền tảng cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về quán triệt công tác chuyển đổi số.  UBND Xã Xuân Lộc đã ban hành Kế hoạch Số 126/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình về chuyển đổi số trên địa bàn xã đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu cụ thể như sau:

              Chuyển đổi Về Chính quyền số xã Xuân Lộc:

- 100% cán bộ, công chức xã được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ.

- 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn  xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử;

- 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

- Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC của được  xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

       - Có tối thiểu một kênh giao tiếp với người dân thông qua tin nhắn SMS, các nhóm zalo, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin, tình hình kinh tế xã hội, chỉ đạo của chính quyền, phản ánh, kiến nghị của người dân.

- Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

Triển khai phòng họp trực tuyến thế hệ mới, hướng tới triển khai phòng họp không giấy tờ (khi có đủ điều kiện và cần thiết)  phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân xã.

           -Triển khai các nền tảng công nghệ, ứng dụng phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông; tuyên truyền cho

người dân gọi đến Tổng đài 1022 để được tư vấn, cung cấp thông tin hỗ trợ phòng, chống dịch và các thông tin khác.

- Số hóa: Số hóa tài liệu, quy trình nghiệp vụ phục vụ cho công tác chuyển đổi số tại xã. Triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của  xã như: quản lý tài sản, tài chính – kế toán,   nhân sự, báo cáo, tổng hợp...

-Nền tảng tương tác chính quyền và người dân: Ứng dụng nền tảng số hỗ trợ chính quyền giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công và trên các phương tiện truy cập (bao gồm cả thiết bị di động).

- Có 90% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

- 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất

        -Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ và người dân.

 Chuyển đổi về kinh tế số:

-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

-100% các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có lợi thế của xã, sản phẩm OCOP được quảng bá qua mạng internet (trang thông tin điện tử, mạng xã hội,…); hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối, đưa hàng hóa, dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử.

-Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

 - Đăng ký tối thiểu một sản phẩm nông sản hoặc các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để xây dựng thương hiệu và đưa lên sàn thương mại điện tử.

- 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, được tiếp 3 cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số; các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.

- 100% nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn  xã được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số Vpostcode.

Chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh: Hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và người dân có ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

 Chuyển đổi về xã hội số trên địa bàn

-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số; tối

thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng

công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

- Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

- Đảm bảo người dân được bảo vệ an toàn trên môi trường mạng đặc biệt chặn lọc các nội dung xấu, độc hại.

- Phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn xã.

- Hoàn thành chuyển đổi số theo bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

4. Hạ tầng và nền tảng số:

-Phát triển hạ tầng và nền tảng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 100% các hộ gia đình.

-Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND xã được kết nối vào đường truyền số liệu chuyên dùng; đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống; 100% CBCC có máy tính phục vụ công việc.

       - xã có 01 hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối thông suốt đến cấp tỉnh, cấp huyện và cấp thôn.

        -Đài truyền thanh xã  được đầu tư trang bị hệ thống đài truyền thanh thông minh.

 -Thiết lập các điểm phát wifi công cộng tại các địa điểm quan trọng trong xã tuỳ thuộc điều kiện (như tại nhà văn hoá, Chợ,Trường học…).

Hệ thống Camara an ninh: Lắp đặt camera an ninh trên các trục đường chính, những điểm quan trọng phục vụ giám sát an ninh, trật tự, giám sát giao

Cùng với từng mục tiêu cụ thể đến năm 2025, UBND xã Xuân Lộc đã xây dựng mục tiêu định hướng về chuyển đổi số đến năm 2030 đó là:

  Về chính quyền số:

  - Có 98% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

 Về kinh tế số:

- Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 80% trở lên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

 Về xã hội số:

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

Để thực  hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã Xuân Lộc với những mục tiêu đã  đề ra đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, cần phải có các giải pháp thực hiện. Ban chỉ đạo xã cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến nhân dân địa phương, doanh nghiệp về mục tiêu chuyển đổi số, ban hành các văn bản giải pháp và huy động các nguồn lực để thực hiện thành công những mục tiêu đề ra đến năm 2030./.

Đình Xuân: CC. VHXH